khách hàng cần biết – Giá điện sẽ tăng theo cơ chế thị trường

SỨ MỆNH CỦA PES SOLARVN CHÚNG TÔI LÀ:

GIÚP NGƯỜI DÂN CHUYỂN ĐỔI DÙNG ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN TÁI TẠO!

Giá điện đã tăng và tiếp tục tăng nữa, mức tăng không chỉ dựa vào giá bình quân 1.920,37 đồng/kwh mà sẽ tuân theo cơ chế thị trường. Có thể người dân phải mua giá điện tới 7.000 đồng/kwh hoặc 12.000 đồng/kwh (tương đương mức giá thế giới). Khách hàng cần chuyển đổi sang dùng điện mặt trời (ĐMT) để tiết kiệm điện, chủ động nguồn điện cho riêng mình, hãy gọi cho chúng tôi theo hướng dẫn trang web này hoặc theo số zalo thường trực: 0368 735 181.

Để khách hàng thấy rõ nhận định nêu trên sẽ xảy ra tất yếu nay mai, chúng tôi xin giới thiệu giải pháp của Nhà Khoa Học về năng lượng trong bài viết dưới đây:

“Giá điện Việt nam-Nhìn lại để định hướng lộ trình mới cho tương lai” là tựa đề bài viết của TS. Nguyễn Huy Hoạch – Hội đồng khoa học tạp chí năng lượng Việt Nam, đăng trên báo Năng Lượng Việt Nam ngày 2/10/2023, mục “Nhận định, Phản biện”. Nguyên văn theo liên kết sau: https://nangluongvietnam.vn/gia-dien-viet-nam-nhin-lai-de-dinh-huong-lo-trinh-moi-cho-tuong-lai-31552.html

Bài báo phân tích nguyên nhân tại sao EVN thông báo lỗ và tại sao giá điện tăng…Cuối cùng tác giá đề nghị 3 giải pháp:

Thứ nhất: Công khai thu, chi của EVN.

Để người dân hiểu rõ về giá điện hiện hành, EVN cần công khai, minh bạch các khoản thu, chi, giá điện mua vào từng loại hình phát điện và giá bán ra cho từng đối tượng sử dụng điện, qua đó, người tiêu dùng sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao cần phải điều chỉnh giá điện.

Thứ hai: Sửa Luật Điện lực, đưa giá điện sát thị trường và xóa bù chéo.

Sau gần 20 năm thi hành, các chính sách trong Luật Điện lực cần phải thay đổi nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển ngành điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Theo đó:

1/ Cần hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động và việc cấp, thu hồi giấy phép điện lực.

2/ Quản lý hoạt động mua, bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường cạnh tranh minh bạch, giá theo cơ chế thị trường.

3/ Quản lý vận hành hệ thống điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện cùng an toàn sử dụng điện.

4/ Đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân vào khâu phát điện.

5/ Bổ sung quy định về chính sách giá điện để giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền.

6/ Việc thực hiện chính sách giá điện cho các đơn vị điện lực được thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng.

7/ Vấn đề phân cấp, phân quyền trong giá điện và hoạt động mua bán điện, hoàn thiện quy định về thị trường điện lực (bổ sung về hợp đồng kỳ hạn dạng chênh lệch là một hình thức giao dịch trong thị trường điện lực cạnh tranh).

8/ Mua, bán điện trực tiếp, ưu tiên điện tái tạo giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện…

Việc thực hiện chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) về Bộ Công Thương là bước tiến hành cần thiết nhằm tránh sự độc quyền “vừa đá bóng vừa thổi còi” của ngành điện.

Thứ ba: Thống nhất giá điện theo giá thị trường.

Việc thực hiện giá mua điện theo cơ chế thị trường và giá bán điện theo quy định của Chính phủ dẫn đến EVN (ngoài việc không thu hồi đủ vốn để tái sản xuất, mà còn tiếp tục thua lỗ lớn) dẫn đến nguy cơ thiếu điện cho nền kinh tế quốc dân do không thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nguồn và lưới điện. Do vậy, cần nghiên cứu lộ trình tiến tới giá bán điện theo cơ chế thị trường.

Khách hàng cần chuyển đổi sang dùng điện mặt trời (ĐMT) để tiết kiệm điện, chủ động nguồn điện cho riêng mình, hãy gọi cho chúng tôi theo hướng dẫn trang web này hoặc theo số zalo thường trực: 0368 735 181.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page